Tổng quan về công nghiệp hóa chất và thực trạng ngành tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 1873 Đường Trần Văn Giàu, Xã Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TPHCM

Hotline: 0908 141 716

Chinese Vietnam
Tổng quan về công nghiệp hóa chất và thực trạng ngành tại Việt Nam
27/06/2024 07:00 PM 237 Lượt xem

    Công nghiệp hóa chất châu Âu rơi vào tình trạng trì trệ trong 2 thập niên vừa qua 

    Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự chi phối của châu Âu, Nhật Bản và Mỹ trong sản xuất hóa chất. Nhưng thống kê năm 2009 cho thấy Trung Quốc đã trở thành quốc gia sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới và cho đến nay vẫn đang tiếp tục phát triển với tốc độ và quy mô nhanh chóng, hướng tới là quốc gia dẫn đầu trong ngành. Việc châu Âu mất đi vị thế của khu vực sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới có liên quan nhiều đến những bất ổn chính trị và sự suy yếu của Liên minh Châu Âu. Những diễn biến này đã đẩy công nghiệp hóa chất châu Âu rơi vào tình trạng trì trệ trong 2 thập niên vừa qua của thế kỷ 21.

     

    Tổng công ty hóa chất Việt Nam và Tập ...

    Tất nhiên cũng có những nguyên nhân khác góp phần làm mất đi vị thế hàng đầu của châu Âu, trong đó vấn đề chi phí và các chính sách môi trường được xem như những yếu tố quan trọng nhất. Các luật bảo vệ môi trường chặt chẽ đã gây nhiều khó khăn cho các công ty công nghiệp hóa chất tại đây. Mặt khác, chi phí xây dựng và vận hành nhà máy sản xuất hóa chất tại Trung Quốc hoặc ấn Độ có thể rẻ hơn 40-60% so với ở châu Âu.

    Trong khi đó, rất nhiều yếu tố đã giúp cho Trung Quốc trở thành gã khổng lồ mới trong công nghiệp hóa chất toàn cầu, cụ thể là sự sẵn có của các nguồn tài nguyên và công nghệ sản xuất, khả năng cấp vốn nhanh chóng và dễ tiếp cận các nguồn nguyên liệu. Với những yếu tố cơ bản được bảo đảm, công nghiệp hóa chất Trung Quốc đã tiến những bước dài.

    Với Việt Nam, công nghiệp hóa chất là cái tên không qua xa lạ với người dân nước ta. Nó có mặt ở khắp các ngành công nghiệp, từ các khâu sản xuất hay ở các xí nghiệp, nhà xưởng đến sản xuất lương thực thực phẩm. Ngành này có đặc điểm chính là sự đa dạng các sản phẩm, có thể phục vụ cho tất cả các ngành công nghiệp khác. Chính vì thế, nó khai thác các tài nguyên của đất nước, từ khoáng sản, dầu khí cho đến sản phẩm, phụ phẩm và thậm chí là cả phế thải của công nghiệp, nông nghiệp. Ngành CNHC đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của một đất nước.

    Ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam được xây dựng trên quy mô lớn bắt đầu từ năm 1954. Trải qua hơn một thập kỷ, nền công nghiệp hóa chất ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần trở thành 1 ngành kinh tế về kỹ thuật độc lập. 

    1. Những năm 1980 – 1985, CNHC dần chiếm được vị thế cao trong toàn bộ ngành công nghiệp Việt Nam.
    2. Năm 1985, bắt đầu thời kỳ đổi mới, nền công nghiệp hóa chất nước ta phát triển ổn định.
    3. Từ năm 1992 – 1995, CNHC đạt mức độ tăng trưởng cao nhất lên tới 20% / năm.
    4. Những năm cuối thế kỷ XX đến nay, CNHC nước ta góp phần tăng trưởng ở tất cả các thành phần kinh tế.

    Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động chưa từng có đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như công nghiệp hóa chất (CNHC) trên thế giới. Nhu cầu hóa chất giảm rõ rệt trong năm 2020 từ khi đại dịch xuất hiện. Trong khi CNHC đứng trước những thách thức chu kỳ như dư thừa công suất, áp lực giảm giá, những bất ổn thương mại và chính sách về môi trường, đại dịch đã mang đến những thay đổi mang tính cấu trúc và đột biến.

    Nhờ tính đa dạng của thị trường hóa chất và khả năng chống chịu khủng hoảng tốt hơn của một số lĩnh vực trong ngành, tác động của suy thoái kinh tế trong năm 2021 đối với CNHC sẽ chỉ ở mức vừa phải so với một số ngành công nghiệp khác. Các công ty hóa chất ở nhiều quốc gia trên thế giới đã đáp ứng lại cuộc khủng hoảng bằng cách tập trung vào hiệu quả hoạt động đầu tư, tối ưu hóa quá trình vận hành và Quản lý chặt chẽ tài sản cũng như chi phí.

    Để đáp ứng được sự thay đổi sâu sắc như vậy trong xu thế mới này chính là cơ hội cho cuộc cách mạng chuyển đổi số (CĐS) trong ngành công nghiệp hoá chất, đây chính là giải pháp mang tính đột phạt và hiệu quả nhất mà trước đó những người đứng đầu ngành cùng cùng các bộ phận lãnh đạo của các Tập đoàn, công ty hoá chất luôn trăn trở và luôn trì hoãn khi bắt đầu thực hiện.

    Chuyển đổi số chính là lời giải tốt nhất cho cho bài toán bắt buộc phải thay đổi trong "bình thường mới" của ngành hoá chất, giúp cho ngành tạo ra những sản phẩm, quy trình sản xuất mới, mô hình quản trị vận hành nhân sự mới, tập trung kinh doanh đúng thị trường tiềm năng, gia tăng trải nghiệm khách hàng và tối ưu tối đa chi phi đầu tư và hoạt động.

    Zalo
    Hotline