Những cải tiến trong hệ thống mạng kết nối gồm truyền dẫn và internet, những thiết bị cảm biến nhận biết tự động, cùng khả năng cung cấp xử lý dữ liệu và công nghệ kỹ thuật vật liệu hiện có của ngành CNHC đều chính là tiền đề tiềm lực to lớn để mở rộng hiệu quả và năng suất trong công cuộc chuyển đổi số ngành công nghiệp hóa chất. Chuyển đổi kỹ thuật số cũng sẽ mang đến những cơ hội đáng kể để tăng cường sự đổi mới trong các sản phẩm và giải pháp nhằm đáp ứng chính sách môi trường. Ví dụ: tối ưu quy trình sản xuất và phát triển sản phẩm theo công nghệ số được sử dụng để lý tưởng về cách giảm lượng khí thải carbon trong suốt vòng đời sản phẩm.
Để khai thác hết tiềm năng của chuyển đổi số, các công ty hóa chất cần có một quy chuẩn chung để đánh giá trạng thái hiện tại, xác định mục tiêu mong muốn trong tương lai và vạch ra các bước cụ thể trên hành trình kỹ chuyển đổi số. Giai đoạn chín muồi về CĐS của các công ty hoá chất sẽ đưa đến các quyết định chiến lược và các cách thức hành động trong năm khía cạnh quan trọng đối với sự tăng trưởng:
- Trải nghiệm của người tiêu dùng
- Chính sách hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực
- Độ tin cậy và hiệu suất trong quản lý tài sản
- Đổi mới hệ thống nguyên vật liệu
- Mở rộng Hệ sinh thái
Chuyển đổi số với một quy chuẩn chung sẽ giúp những người đứng đầu doanh nghiệp đánh giá các mức độ trạng thái thay đổi của công ty trên phổ đồ thị được dự báo trước và có gợi ý cho các bước cần thiết để đạt được mục tiêu trên hành trình số hoá.
Xu hướng chuyển đổi số trong ngành Hoá chất với 3 trụ cột
Ngành CNHC nói chung và các công ty hóa chất nói riêng chuẩn bị cho xu thế phát triển mới trong tương lai muốn thành công phải dựa trên cách họ thay đổi và thực hiện chuyển đổi số ngay lúc này trong ba trụ cột chính:
- Tăng trưởng và sáng tạo đổi mới: Sự gián đoạn trong các ngành công nghiệp ô tô, xây dựng, nông nghiệp và các ngành công nghiệp tiêu dùng cuối đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành công nghiệp hóa chất. Ví dụ, trong khi các lĩnh vực tương đối mới như sản xuất phụ gia, hiện đang được tiêu thụ rất phổ biến nhưng chưa được thương mại hóa hoàn toàn từ quy trình các bộ phận kỹ thuật đến xây dựng mô hình nhà máy, đê từ đó có thể tạo ra nhu cầu về vật liệu mới, đồng thời, chúng có thể giảm tiêu thụ các hóa chất và vật liệu truyền thống đang trở nên ngành càng khan hiếm. Hầu hết các doanh nghiệp hóa chất đã và đang đánh giá lại các chiến lược tăng trưởng trong tương lai, đi kèm với đó không thể thiếu việc xem xét các dịch vụ giá trị gia tăng được số hoá để bổ sung cho các dịch vụ sản phẩm hiện có, từ đó tăng năng lực cạnh tranh.
- Tối ưu hóa hiệu suất và chi phí: Giai đoạn tiếp theo trong công cuộc CĐS là để tối ưu hóa hiệu suất làm việc vượt ra ngoài nhà máy, tức là có thể điều phối quy trình sản xuất từ xa, từ bất kỳ đâu và dễ dàng tích hợp với các tài sản vật lý trong nội tại của nhà máy. Ví dụ, các công nghệ kỹ thuật số mới như blockchain và phân tích dự đoán có thể được tích hợp dễ dàng với cơ sở hạ tầng Internet of Things (IoT) hiện có để cho phép khả năng theo dõi và giám sát quản lý một cách minh bạch toàn bộ quy trình sản xuất. Cũng đã có một số tập đoàn hoá dầu bắt đầu sử dụng các công nghệ xử lý mới để giám sát chuyển hoá dầu thô thành hóa chất thành phẩm với quy trình chặt chẽ và hoàn toàn công khai để bất cứ ai cũng có thể theo dõi được nếu muốn.
- Tính bền vững và nền kinh tế tuần hoàn: Để giải quyết các hạn chế quy định đối với nhựa và vi nhựa sử dụng một lần, các tập đoàn và công ty hoá chất đang đầu tư vào công nghệ tái chế, cũng như kết hợp các vật liệu tái tạo và tái chế vào danh mục sản phẩm ngày càng tăng của họ. Từ đó, nỗ lực làm việc với khách hàng để giới thiệu các sản phẩm mới "xanh" hơn, phù hợp điều kiện môi trường hơn, ngành CNHC sẽ cần phải tập hợp các bên liên quan để ứng dụng công nghệ số trong quy trình phát triển sản phẩm và thương mại hóa công nghệ, với tư duy thiết kế lại hoàn toàn.
Một quy chuẩn chung xuyên suốt hành trình chuyển đổi số
Để có thể đạt được tối đa mục tiêu của chuyển đổi số, chiến lược số hoá toàn doanh nghiệp là cần thiết, bao gồm tất cả các bộ phận với các nhiệm vụ nghiệp vụ khác nhau cho tới các đơn vị kinh doanh riêng lẻ, tất cả phải chuyển mình để thích hợp với xu thế mới trên hành trình số. Chiến lược CĐS này khởi đầu gắn liền với mô hình của bộ phận kỹ thuật - nơi tiên phong tổ chức và thực hiện trong hành trình chuyển đổi số của ngành CNHC
Một quy chuẩn chung để giải quyết từng giai đoạn trong hành trình CĐS phải vượt qua năm khía cạnh chính đã được nêu ở trên:
- Trải nghiệm người dùng cuối - sử dụng các công cụ phân tích hành vi, thói quen và nhu cầu của khách hàng để hiểu rõ hơn về chân dung của khách hàng trên không gian số thay vì cách tiếp cận truyền thống khách hàng trước đây.
- Hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực - nâng cao năng lực và hiệu suất của lực lượng lao động bằng cách tận dụng các công cụ nhận thức như trí tuệ nhân tạo (AI), thiết bị đeo cảm biến. Tăng cường và tự động hóa quy trình bằng robot. Tự động hóa cũng như các công nghệ số khác được dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến việc bố trí và sử dụng nhân công trong các nhà máy hóa chất, khi đó thời gian của những người vận hành có thể được tiết kiệm để sử dụng cho các nhiệm vụ quan trọng hơn
- Độ tin cậy và hiệu suất quản lý và giám sát tài sản - tăng cường độ tin cậy khi giám sát quy trình sản xuất từ xa của nhà máy bằng cách sử dụng các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến như IoT, Remote control và AI.
- Đổi mới hệ thống hoá nguyên vật liệu - tận dụng công nghệ CĐS để tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển, chẳng hạn như phần mềm mô hình hóa quy trình với trọng tâm là tối ưu hóa nguồn vật liệu và dòng năng lượng trong nhà máy hóa chất.
- Hệ sinh thái - CĐS giúp lãnh đạo ngành CNHC tham gia tích cực vào chuỗi giá trị thông qua hợp tác để chia sẻ dự báo nhu cầu, quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn và thương mại hóa các sản phẩm mới.
Kết luận: Con đường phía trước
Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp hóa chất sẽ đòi hỏi một bức tranh rõ ràng về sự sẵn sàng, đặc biệt là các bước cần thiết để thiết lập một nền văn hóa thích nghi, thúc đẩy sự linh hoạt và học hỏi liên tục. Như với bất kỳ cuộc cách mạng chuyển mình lớn nào, chuyển đổi số trong CNHC chắc chắn sẽ gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 có thể trở thành cơ hội để các tập đoàn và công ty dầu khí rút ra những bài học mới, xây dựng sức mạnh kinh doanh dài hạn, đưa ra những quyết định chiến lược về những thị trường quan trọng trong tương lai mà cách duy nhất có thể đáp ứng đó là thực hiện chuyển đổi số toàn diện cho ngành.